0905 777 197

Chẩn đoán và điều trị lao phổi

Ngày đăng 19-02-2020

Lao là một bệnh truyền nhiễm cực kỳ phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân của bệnh là  do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở mọi các bộ phận cơ thể, trong đó, lao phổi là thể lao hay gặp nhất với tỉ lệ từ 80 – 85% tổng số ca bệnh phát hiện. Đồng thời, lao phổi cũng là nguồn lây chính cho những người xung quanh và cộng đồng.

Bệnh lao được phân thành hai loại: Lao phổi và lao ngoài phổi

Theo vị trí giải phẫu, bệnh lao được phân thành hai loại: lao phổi và lao ngoài phổi. Lao phổi là bệnh lao có tổn thương ở phổi và phế quản, tính cả lao kê. Trường hợp có tổn thương kết hợp cả ở phổi và cơ quan ngoài phổi cũng được xếp loại là lao phổi. Lao ngoài phổi là bệnh lao tổn thương ở các cơ quan ngoài phổi như: màng phổi, hạch, xương, khớp, màng não, màng tim, màng bụng, sinh dục tiết niệu, da,… Nếu bệnh lao ở nhiều bộ phận, thì bộ phận có biểu hiện tổn thương nặng nhất trong mỗi trường hợp cụ thể được xem là chẩn đoán chính.

Triệu chứng của người bệnh lao phổi điển hình là ho kéo dài trên 2 tuần. Bệnh nhân có thể ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu. Đây là triệu chứng nghi ngờ lao quan trọng nhất. Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng không đặc hiệu khác như gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi “trộm” ban đêm, thậm chí là đau ngực, và đôi khi khó thở. Cần đưa ra chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để loại bỏ một nguồn lây cho cộng đồng.

Dưới đây là toàn văn phác đồ chẩn đoán và điều trị lao phổi của Ts Bs Phan Vương Khắc Thái.