0905 777 197

Hiểu đúng về bệnh ung thư tuyến giáp? Bệnh có chữa khỏi được không?

Ngày đăng 07-03-2023

Bệnh ung thư tuyến giáp khá thường gặp so với các loại ung thư khác. Bệnh này hay gặp ở nữ nhiều hơn nam giới.Nguyên nhân gây là bệnh là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh?

Bệnh ung thư tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể. Có chức năng bài tiết hormon tuyến giáp như thyroxin, triiod-thyroxin và các tế bào cạnh nang giáp bài tiết calcitonin. Tuyến giáp nằm ở phía trước khí quản cổ. Gồm 2 thùy trái và thùy phải, nối với nhau bởi một eo giáp.

Ung thư tuyến giáp là tình trạng tăng sinh bất thường các tế bào tuyến giáp. Đây là bệnh lý ác tính thường gặp nhất trong số các ung thư tuyến nội tiết.

TUYẾN GIÁP
Ảnh minh họa

Bệnh này là bệnh có tiên lượng tốt và có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Khi tuyến giáp xuất hiện khối u sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Khiến người bệnh đau, khó nuốt, khó thở và ho nhiều….

Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp

Nguyên nhân gây ra bệnh hiện chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp thường gặp như:

  • Bệnh liên quan tới yếu tố di truyền. Người có tiền sử gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh, thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Thường do liên quan yếu tố hormon ở phụ nữ kích thích quá trình hình thành nhân ở tuyến giáp, các bướu nhân này có thể phát triển thành ung thư.
  • Bệnh tuyến giáp: Người bị bệnh bướu nhân tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow, suy giáp có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
  • Nhiễm phóng xạ: Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp cũng gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
  • Một số yếu tố nguy cơ khác: Tình trạng thiếu hoặc thừa i ốt, thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá, thừa cân béo phì…
UNG THƯ TUYẾN GIÁP

Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp

Có thể xuất hiện một số biểu hiện của tình trạng bệnh lý bướu giáp như:

  • Xuất hiện bướu giáp trạng: Khối u có thể thấy bằng mắt thường, cứng, bờ rõ và di động theo nhịp nuốt.
  • Có thể xuất hiện hạch vùng cổ bất thường. Hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u.

Ngoài ra, còn một số triệu chứng bệnh khi ở giai đoạn muộn:

  • Bệnh nhân có thể giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Khối u to, mật độ chắc, di động theo nhịp nuốt.
  • Khi khối u to chèn ép gây: Khàn tiếng, có thể khó thở, khó nuốt, nuốt vướng, do u chèn ép
  • Hạch cổ nổi.
  • Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu.
sụt cân không rõ nguyên nhân
Khi ở giai đoạn muộn bệnh nhân có thể giảm cân không rõ nguyên nhân

Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không?

Bệnh ung thư tuyến giáp là bệnh lý có tiên lượng khá tốt, so với các loại ung thư khác. Do tính chất bệnh ung thư tuyến giáp thương tiến triển chậm. Vì thế tỷ lệ khả năng khỏi hoàn toàn cao nếu được phát hiện, điều trị ở giai đoạn đầu.

  • Nếu điều trị ngay từ giai đoạn I, II khi khối u còn nằm ở tuyến giáp. Chưa di căn ra các vị trí khác của cơ thể thì khả năng sống sau 5 năm là gần 100%. Tỷ lệ sống trên 10 năm là trên 75%.
  • Nếu điều trị ở giai đoạn III khi khối u lớn hơn 4cm. Đã phát triển ra bên ngoài tuyến giáp và có thể lan tới các hạch bạch huyết ở vùng cổ. Thì tỷ lệ sống sau 5 năm là trên 80%.
  • Giai đoạn IV là khối u đã vượt ra khỏi tuyến giáp. Có thể đã di căn xa sang các cơ quan khác. Thì tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này là dưới 50%. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Nói chung, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm. Người bệnh khi có các dấu hiệu bất thường nên thăm khám để phát hiện sớm.

Điều trị ung thư tuyến giáp như thế nào?

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật tùy theo kích thước, vị trí, tình trạng di căn của khối u. Thông thường phẫu thuật có thể cắt thùy giáp trạng, cắt tuyến giáp toàn phần, cắt tuyến giáp bán phần.
  • Điều trị bằng I-131 phóng xạ: Ung thư tuyến giáp thường đáp ứng tốt với điều trị I-131 phóng xạ. Sau khi phẫu thuật điều trị bằng I-131 để có thể phá hủy những mô giáp còn lại.
  • Xạ trị: Được chỉ định trong những trường hợp ung thư tuyến giáp đã di căn xa. Xạ trị ngoài là phương pháp có thể áp dụng để điều trị tình trạng di căn. Điều này có thể làm giảm tốc độ phát triển và sự lan tràn của tế bào ác tính.

Sẽ phải làm gì sau khi kết thúc điều trị?

Bác sĩ khuyến cáo rằng nên đến khám 3 tháng/lần trong hai năm đầu. 1 năm/lần trong những năm kế tiếp để kiểm tra xem bệnh có quay trở lại hay không. Các xét nghiệm bao gồm: khám lâm sàng, siêu âm tuyến giáp, chụp x quang ngực, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu.

Nên xem xét kĩ các dấu hiệu của bệnh đã được liệt kê ở trên. Nếu bạn có các triệu chứng đó, hãy đến khám lại sớm nhất có thể.

—-ST—-


Hotline: 0905.777.197

Website: thietbiytecx.combosvietnam.com