0905 777 197

Tìm hiểu cụ thể về phương pháp đo niệu động học

Ngày đăng 08-05-2024

Đo niệu động học là phương pháp được sử dụng để khảo sát hoạt động của đường tiểu dưới. Là phương pháp để đánh giá chức năng của hệ thống niệu học. Bao gồm niệu đạo và bàng quang. Quá trình này thường bao gồm việc đo và ghi lại các thông số như áp lực niệu đạo, lưu lượng niệu, dung tích bàng quang, và chuyển động của cơ bàng quang trong quá trình đi tiểu.

Quy trình của phương pháp đo niệu động học:

Trước khi thực hiện, bệnh nhân có thể được giải thích quy trình, mục đích của việc đo niệu động học. Cũng như hướng được hướng dẫn về cách chuẩn bị trước, như uống nước nhiều để làm đầy bàng quang.

Đo lưu lượng niệu:

Bệnh nhân thường được yêu cầu đi tiểu vào một thiết bị đo lưu lượng niệu. Mục đích là đo lượng nước tiểu và tốc độ của nó trong quá trình tiểu tiện.

Đo áp lực niệu đạo:

Sau khi đo lưu lượng niệu, áp lực trong niệu đạo được đo bằng cách chèn một cảm biến áp lực vào niệu đạo thông qua đường tiểu.

Theo dõi chuyển động của cơ bàng quang:

Trong một số trường hợp, quy trình có thể bao gồm việc sử dụng siêu âm hoặc các phương pháp hình ảnh khác để theo dõi chuyển động của cơ bàng quang trong quá trình đi tiểu.

Phân tích và đánh giá kết quả:

Khi tất cả các dữ liệu đã được thu thập. Chúng được phân tích, đánh giá để đưa ra kết luận về chức năng của hệ thống niệu học của bệnh nhân. Các thông số như lưu lượng niệu, áp lực niệu đạo, và chuyển động của cơ bàng quang.

Phép đo này có thể làm rõ nguyên nhân gây ra các vấn đề như:

Rò rỉ nước tiểu hoặc không kiểm soát được việc tiểu tiện.

Đi tiểu liên tục nhiều lần, tiểu gấp và không nhịn tiểu được.

Tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu.

Tại sao cần phải đo niệu động học?

Đo niệu động học là một phương pháp quan trọng vì nó cung cấp thông tin quan trọng về chức năng của hệ thống niệu học, bao gồm niệu đạo và bàng quang.

Đo niệu động học giúp chẩn đoán các bệnh lý, vấn đề liên quan đến hệ thống niệu học. Như tiểu tiện không kiểm soát, tiểu tiện đau, trì hoãn tiểu tiện, viêm bàng quang,… Hoặc nó được dùng để đánh giá hiệu quả điều trị. Bằng cách so sánh dữ liệu trước và sau điều trị, có thể xác định xem liệu liệu pháp đã cải thiện chức năng niệu học hay không.

Thời điểm cần đo niệu động học?

Thời điểm quyết định thực hiện đo niệu đạo là khi nó nghi ngờ liên quan đến hệ thống đường tiết niệu có vấn đề. Mục đích của quá trình kiểm tra này giúp đánh giá khả năng giữ và xả nước tiểu. Cũng như hoạt động co bóp của bàng quang.

Thông thường việc đo niệu động học sẽ được xem xét thực hiện đối với bệnh nhân có những triệu chứng sau:

Cảm giác thường xuyên muốn tiểu, đặc biệt là đột ngột.

Khó tiểu hết nước tiểu trong bàng quang.

Rò nước tiểu khi ho, hắt hơi, cười hoặc khi tập thể dục.

Tiểu đêm nhiều lần.

Nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đo niệu động học

Đối với bất cứ phương pháp kiểm tra nào, cũng có những ưu và nhược điêm nhất định:

Ưu điểm:

Chẩn đoán chính xác các vấn đề và bệnh lý liên quan đến niệu đạo và bàng quang. Như tiểu tiện không kiểm soát, tiểu tiện đau, trì hoãn tiểu tiện và viêm bàng quang,…

Cung cấp nhiều thông tin quan trọng về chức năng bàng quang của người bệnh cho bác sĩ. Giúp việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Dựa trên kết quả của đo niệu động học. Các bác sĩ có thể đưa ra các quyết định điều trị phù hợp như việc sử dụng thuốc, phẫu thuật, hoặc các phương pháp điều trị khác.

Nhược điểm:

Người bệnh có thể cảm thấy xấu hổ khi thực hiện xét nghiệm này do phải đi tiểu khi có mặt người khác.

Một số phần của quá trình đo niệu động học có thể gây khó chịu hoặc rủi ro nhất định cho bệnh nhân. Như việc chèn cảm biến vào niệu đạo hoặc phải đi tiểu trong một môi trường lạ.

Đây là xét nghiệm xâm lấn, có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu cho người bệnh nếu không thực hiện đúng kỹ thuật.

Kết quả từ quá trình đo niệu động học có thể phức tạp và khó hiểu. Đặc biệt là đối với người không chuyên môn.

ST


Tham khảo: MÁY ĐO NIỆU ĐỘNG HỌC UROMIC SAMBAMÁY ĐO NIỆU ĐỘNG HỌC URUMIC JIVE

Hotline: 0905.777.197 – Website: cxmedical.com.vnthietbiytecx.com