0905 777 197

THỦ TỤC MỞ PHÒNG KHÁM CHỮA BỆNH

Ngày đăng 09-09-2020

Hiện nay, rất nhiều các bác sĩ có nhu cầu mở phòng khám nhưng không biết quy trình, thủ tục mở phòng khám như thế nào. Dưới đây là các bước cần làm để thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh


Bước 1 : Thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh

Bước 2 : Xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh (Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh)

thu-tuc-mo-phong-kham-chua-benh-moi-nhat

Bước 1 :Thành lập doanh nghiệp

Thủ tục mở phòng khám đầu tiên là thành lập doanh nghiệp. Các lưu ý khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh


Ngành nghề kinh doanh

– Công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh khi thành lập phải có ngành nghề kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh. Căn cứ vào Phụ lục I Kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg và các văn bản pháp luật chuyên ngành, khách hàng có thể đăng ký các ngành nghề kinh doanh sau:

STTTÊN NGÀNH NGHỀMÃ NGÀNH NGHỀ
1Hoạt động của các bệnh viện, trạm y tế8610
2Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa8620
3Hoạt động y tế dự phòng,8691
4Hoạt động của hệ thống cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng8692

Tên công ty

– Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp.

VD: Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh thì có thể đặt tên là: Công ty + loại hình doanh nghiệp + kinh doanh, thương mại ABC.

– Tuy nhiên, không phải cứ đặt tên như trên là được chấp nhận bởi tên doanh nghiệp phải không được trùng hoặc gây nhầm lẫm với tên doanh nghiệp khác.

– Luật tư vấn P&P với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh  sẽ giúp Quý khách hàng kiểm tra tên công ty và đưa ra những gợi ý phù hợp nhất.

Chọn địa chủ trụ sở công ty

– Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã; phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

– Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp…

– Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh; khách hàng cũng nên lựa chọn trụ sở có diện tích phù hợp để thực hiện hoạt động khám chữa bệnh; cơ sở thoáng mát sạch sẽ tạo cảm giác thoải mái cho mọi người đến khám bệnh

– Ngoài trụ sở, công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh có thể có nhiều chi nhánh/văn phòng đại diện khác nhau nên doanh nghiệp nên thành lập chi nhánh/văn phòng đại diện tại mỗi cơ sở đó để đảm bảo pháp lý khi hoạt động.

Vốn điều lệ công ty

– Mỗi công ty khi thành lập đều phải có một số vốn điều lệ nhất định. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng số vốn tối thiểu đó. 

– Kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh là ngành nghề không có điều kiện về vốn pháp định nên các thành viên công ty không phải đăng ký vốn pháp định mà chỉ cần đăng ký vốn điều lệ. Số vốn điều lệ cũng không bắt buộc tối thiểu bao nhiêu nên các thành viên có thể dựa vào năng lực tài chính của mình mà đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp

– Hình thức góp vốn vào công ty tùy thuộc vào thành viên góp vốn là cá nhân hay doanh nghiệp. Nếu thành viên góp vốn là doanh nghiệp thì hình thức góp vốn không được bằng tiền mặt mà phải bằng các hình thức: séc; ủy nhiệm chi hoặc phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác phù hợp quy định pháp luật. Còn nếu thành viên góp vốn là cá nhân thì có thể lựa chọn một trong hai hình thức để góp vốn vào công ty là tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Những ai là thành viên công ty?

– Thành viên công ty hay cổ đông của công ty là những người góp vốn điều lệ cho công ty. Họ cũng chính là chủ sở hữu hay đồng sở hữu công ty.

– Thành viên công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Ai là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp?

– Trong công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh bắt buộc có người người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên, người này không bắt buộc phải là người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật là thành viên công ty hoặc có thể do công ty thuê để thực hiện quản lý điều hành hoạt động của công ty.

Trình tự thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh


Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh

Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở

– Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh

Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp

Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Thành phần hồ sơ

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp 

–  Điều lệ công ty 

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

– Danh sách thành viên (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)

Thẩm quyền

– Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở

Thời gian

Từ 03 – 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Bước 2 : Xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh (Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh)

Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh là gì?


– Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh (Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) là giấy phép cấp cho cơ sở đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật. Đây là thủ tục mở phòng khám rất quan trọng ở bước 2

– Sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh thì cơ sở mới được phép hoạt động khám chữa bệnh.

– Nội dung của Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm:

+ Tên, hình thức tổ chức, địa điểm hoạt động;

+ Phạm vi hoạt động chuyên môn;

+ Thời gian làm việc hằng ngày.

Vì sao phải xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh?


– Theo quy định tại Khoản 6 Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, nếu không có Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh thì công ty sẽ đồng thời bị phạt hành chính như sau:

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động

+ Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh là gì?


– Đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì điều kiện chi tiết sẽ khác nhau, cụ thể được quy định tại Điều từ 23 đến 39 Nghị định 109/2016/NĐ-CP và Mục 1 Chương III Thông tư 41/2011/TT-BYT. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, điều kiện chung để cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh như sau:

Cơ sở vật chất

– Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);

– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

– Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

– Trang thiết bị y tế

– Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

– Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;

– Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

Nhân lực

a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.

– Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động.

– Đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật còn phải đáp ứng các điều kiện như sau trong thủ tục mở phòng khám:

+ Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;

+ Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;

+ Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HlV/AIDS;

+ Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền: Là bác sỹ hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;

+ Phòng chẩn trị y học cổ truyền:

Là lương y hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền;

+ Phòng khám dinh dưỡng: Trong thủ tục mở phòng khám dinh dưỡng thì nhân sự phải là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ y học dự phòng và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân chuyên ngành dinh dưỡng hoặc bác sỹ y học cổ truyền và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân y khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc y sỹ và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;

+ Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ đối với nhân sự phải là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ;

+ Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học;

+ Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp:

Là bác sỹ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sỹ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp;

+ Phòng xét nghiệm: Là bác sỹ hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm, trình độ đại học trở lên có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm hoặc cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học đối với người đã được tuyển dụng làm chuyên ngành xét nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực và được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm với chức danh là kỹ thuật viên;

+ Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang: trong Thủ tục mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-quang thì nhân sự phải là bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành nghề;

– Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;

– Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

Ngoài ra

b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;

c) Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;

d) Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;

đ) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

Điều kiện của cơ sở khám sức khỏe

– Là cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

– Phải có đủ các bộ phận khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân lực và thiết bị y tế cần thiết để khám, phát hiện được tình trạng sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe và mẫu phiếu khám sức khỏe được ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn khám sức khỏe theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ thực hiện thủ tục xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh


Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Hồ sơ bao gồm

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu

– Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngoài ra còn có:

– Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu

– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định

– Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện nhà nước thực hiện theo mẫu; đối với bệnh viện tư nhân thực hiện theo Mẫu và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện

Và:

– Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở

– Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

– Đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh: Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với bệnh viện. Trong trường hợp có cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài cần có bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh với công ty dịch vụ hàng không

2.5 Quy trình thực hiện thủ tục xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh trong thủ tục mở phòng khám:


Thẩm quyền

– Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ khác, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của giám đốc Sở y tế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động.

– Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng bộ y tế và thông báo cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động

Thời gian cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh

– 60 ngày đối với bệnh viện

– 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác

Cách thức thực hiện cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ

– Nộp hồ sơ qua đường bưu điện