0905 777 197

Nhiễm siêu vi và thai kỳ

Ngày đăng 09-06-2020

Trong thai kỳ, người phụ nữ có thể mắc thêm một số bệnh nội – ngoại khoa và bệnh nhiễm (vi trùng, siêu vi, ký sinh trùng) tương tự như lúc không mang thai, tuy nhiên do tình trạng đang có thai, cơ thể có một số biến đổi nên bệnh có thể nặng hơn hoặc gây ra nhiều biến chứng hơn người bình thường, cho mẹ lẫn con. Nếu nhiễm siêu vi các loại , tùy theo tuổi thai và tùy theo loại bệnh mà thai phụ và thai nhi có thể bị ảnh hưởng với nhiều mức độ khác nhau. Các tác nhân có thể lây truyền từ mẹ sang con như Rubella, Cytomegalovirus, HIV, viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV),…  Các siêu vi có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng thai kỳ,….

HIV

HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con. Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con hầu như chỉ xảy ra sau khi bắt đầu chuyển dạ và trong đẻ. Nguy cơ lây truyền tùy thuộc vào: lượng virus của mẹ và thời gian ối vỡ (<4 giờ). Nuôi con bằng sữa mẹ là một yếu tố nguy cơ gây lây truyền virus từ mẹ sang con  phụ thuộc vào lượng virus và thời gian cho con bú, nguy cơ cao nhất trong 6 tháng đầu.

Viêm gan A

Viêm gan A là bệnh siêu vi mẹ có thể bị nhiễm trong quá trình mang thai. Diễn tiến lâm sàng của viêm gan A không bị ảnh hưởng bởi thai kỳ và thai cũng không bị ảnh hưởng.Trong hầu hết các trường hợp viêm gan A không có triệu chứng.

Viêm gan B được truyền qua đường giống như HIV, lây truyền mẹ sang con giai đoạn chu sinh. Nguy cơ lây truyền mẹ- con khoảng 70–90% ở các bà mẹ có HBeAgdương tính; khoảng 5–10% ở các bà mẹ có HBeAg âm tính / HBsAg dương tính (trình trạng mang virus); những người có kháng thể IgG kháng HBs dương tính thường không lây cho con.

Ngoài ra, còn một số siêu vi có thể lây truyền khác như viêm gan C,  Rubella, Cytomegalovirus,… đều có thể gây biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

Xem thêm bài viết: