0905 777 197

Bệnh viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng 23-07-2020

1. VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU LÀ GÌ?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Cụ thể, khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận sinh sôi nảy nở ở các cơ quan này; chúng có thể gây nhiễm khuẩn nước tiểu và cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng tới từng cơ quan của hệ tiết niệu.

viem-duong-tiet-nieu

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới xảy ra phổ biến hơn so với viêm đường tiết niệu nam giới do cấu trúc giải phẫu đường niệu đạo của nữ ngắn hơn nam giới. Do đó, dễ bị nhiễm trùng hơn. Nhiễm trùng chỉ khu trú ở bàng quang gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu; tuy nhiên, sẽ nghiêm trọng hơn nếu nhiễm trùng lan lên thận.

Về phương pháp điều trị phổ biến hiện tại là sử dụng kháng sinh, tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng nhiều cách để hạn chế khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu và cải thiện tình trạng nhiễm trùng.

2. NGUYÊN NHÂN BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU:

Bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Vi khuẩn thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng từ cơ quan sinh dục ngoài rồi lan lên thận.

Các loại vi khuẩn thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu là E.Coli; Proteus mirabilis; Enterobacter; Citrobacter; Klebsiella, Chlamydia, lậu cầu,… Nước tiểu là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn nói trên. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt số lượng cao thì sẽ gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

vi-khuan-ecoli-viem-duong-tiet-nieu

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ: người bị sỏi đường tiết niệu; ứ trệ nước tiểu do u; phì đại tuyến tiền liệt, mắc bệnh đái tháo đường; dị dạng thận; suy giảm miễn dịch, già yếu,…

Bên cạnh đó, quan hệ tình dục với người bị viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Ngoài ra, những phụ nữ bị viêm bàng quang tái phát nhiều lần. (trên 3 lần/năm, hẹp lỗ tiểu, vệ sinh không đúng cách sau khi giao hợp hoặc khi có kinh nguyệt, táo bón thường xuyên,… cũng dễ bị viêm nhiễm tiết niệu.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ mãn kinh có tỉ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao do suy giảm nội tiết tố nữ, thay đổi độ pH nước tiểu, niêm mạc âm đạo, niệu đạo và đáy bàng quang mỏng hơn nên dễ mắc bệnh hơn.

3. TRIỆU CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU:

3.1 TRIỆU CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM

Khi mắc bệnh trẻ nhỏ sẽ bị tiêu chảy, sốt, chán ăn, buồn nôn và khóc liên tục.
Với trẻ lớn hơn thì sẽ xuất hiện biểu hiện đau thắt lưng, tiểu buốt, đau bụng dưới, nước tiểu có màu đục.

3.2 TRIỆU CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở NGƯỜI LỚN

Đau, buốt khi đi tiểu là triệu chứng cơ bản và thường gặp nhất đối với người bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Tiểu buốt sẽ càng buốt hơn khi gồng mình lên.

  • Đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, đặc biệt đi nhiều về đêm.
  • Nước tiểu đục, có lẫn máu và kèm theo mùi hôi.
  • Đau bụng dưới.
  • Các dấu hiệu từ thận sẽ dẫn đến triệu chứng sốt, có cảm giác ớn lạnh, buồn nôn,…

Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời bệnh sẽ phát triển mạnh hơn; gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Nam giới có thể bị viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, tắc ống dẫn tinh nguy cơ vô sinh. Nữ giới mang thai bị nhiễm trùng bào thai, sinh non.

4. BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU:

  • Tổn thương thận vĩnh viễn do nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mãn tính (viêm bể thận) do nhiễm trùng tiểu không được điều trị.
  • Tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc sinh non.
  • Hẹp niệu đạo ở nam giới do viêm niệu đạo tái phát do lậu cầu.
  • Nhiễm trùng huyết, một biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh; đặc biệt là nếu nhiễm trùng máu xuất phát từ thận.
  • Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc viêm đường tiết niệu. Do đường tiết niệu của người bệnh đã bị viêm nhiễm do đó khi quan hệ tình dục càng làm cho tổn thương/viêm thêm nghiêm trọng dẫn tới nguy cơ gây đau rát, chảy máu, lây lan viêm nhiễm sang các bộ phận khác của cơ quan sinh dục và lây nhiễm sang cho bạn tình.

5. ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ MẮC BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

  • Nữ giới có thói quen vệ sinh không đúng: Hầu hết các chị em thường có thói quen sau khi vệ sinh là lau từ sau ra trước. Nhưng điều này dễ khiến vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo gây viêm.
  • Người uống ít nước, nhịn tiểu: Khi nhịn tiểu lâu sẽ làm nước tiểu ngưng đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Nữ giới không đi tiểu sau khi quan hệ: Khi quan hệ xong phụ nữ nên đi tiểu để vi khuẩn theo nước tiểu ra ngoài.
  • Phụ nữ mang thai: Do thay đổi cấu trức xương chậu nên phụ nữ mang thai dễ mất nước hơn bình thường; việc không đi tiểu thường xuyên khiến vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh.
  • Nam giới mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận cũng rất dễ bị viêm đường tiết niệu.
  • Những người mắc các bệnh xã hội như bệnh lậu, giang mai,… cũng rất dễ mắc phải bệnh này.
  • Phụ nữ bị tiểu đường hay mắc bệnh sỏi thận đường tiết niệu có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu rất cao.
  • Thói quen ăn uống; sinh hoạt không điều độ; vệ sinh sau khi đại tiện; tiểu tiện hoặc sau khi quan hệ tình dục không đúng cách cũng rất dễ mắc phải bệnh viêm đường tiết niệu.

Phòng ngừa bệnh Viêm đường tiết niệu

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, các bạn nên tham khảo và làm theo hướng dẫn sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là trước khi giao hợp.
  • Tránh sử dụng các chất dễ gây kích thích niệu đạo như: ngâm tắm trong bồn tắm pha xà phòng, dùng chất khử mùi tại chỗ,… Thay vào đó, bạn nên tắm dưới vòi hoa sen.
  • Uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu tống xuất các vi khuẩn khỏi đường tiểu.
Uống nhiều nước để phòng bệnh
  • Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.
  • Khi đi đại tiện nên lau hậu môn từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào lỗ niệu đạo.

Ngoài ra:

  • Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như các loại hoa quả có múi để giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.
  • Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh hoạt tình dục thường xuyên bị viêm đường tiết niệu nên xem lại tư thế giao hợp để tránh các tư thế tác động nhiều tới lỗ niệu đạo.
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu vì việc này sẽ khiến nước tiểu bị ứ đọng; tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Không chỉ vậy, nhịn tiểu còn làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang.
  • Khi đi tiểu nên đi từ từ, không quá sức để tránh ảnh hưởng tới xương chậu.
  • Điều trị loại bỏ các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu như u phì đại tuyến tiền liệt, sỏi đường tiết niệu.
  • Tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu bí, nóng.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm đường tiết niệu

  • Xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ chỉ định lấy mẫu nước tiểu nhằm phát hiện các tế bào bạch cầu; hồng cầu hoặc vi khuẩn. Để tránh mẫu nước tiểu bị nhiễm khuẩn; người bệnh sẽ được hướng dẫn vệ sinh khu vực bộ phận sinh dục bằng một miếng đệm sát trùng và chỉ lấy nước tiểu giữa dòng.
  • Xét nghiệm cấy vi khuẩn: xét nghiệm này được thực hiện ở phòng xét nghiệm sẽ cho bác sĩ biết loại vi khuẩn nào gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu và từ đó lựa chọn loại thuốc hiệu quả nhất.
  • Nội soi bàng quang:  Nếu viêm đường tiết niệu tái phát, bác sĩ có thể thực hiện nội soi bàng quang bằng cách sử dụng một ống sonde dài; mỏng có máy quay ở phía đâu để xem bên trong niệu đạo và bàng quang của người bệnh.

Các biện pháp điều trị bệnh Viêm đường tiết niệu

Dựa vào trình trạng nhiễm trùng và các bệnh đồng mắc, bác sĩ sẽ lựa chọn thời gian điều trị và thuốc điều trị phù hợp với người bệnh như:

  • Đối với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ; bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Thuốc giảm đau để làm tê bàng quang và niệu đạo từ đó giảm đau khi đi tiểu; tuy nhiên cơn đau thường thuyên giảm ngay sau khi bắt đầu dùng kháng sinh.
  • Uống nhiều nước. Nước giúp làm loãng nước tiểu và đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu ra ngoài.
  • Tránh đồ uống có thể gây kích thích bàng quang; tránh cà phê; rượu và nước ngọt có chứa nước ép cam quýt hoặc caffeine cho đến khi nhiễm trùng của bạn đã hết. Do các tác nhân này có thể gây kích thích bàng quang và có xu hướng làm tăng thêm số lần đi tiểu hoặc đột ngột muốn đi tiểu.
  • Sử dụng chườm, người bệnh có thể sử dụng túi chườm nước ấm áp vào bụng để giảm giảm đau, giãn cơ và giảm khó chịu.

Nguồn: Internet